Không phải ngẫu nhiên mà đông trùng hạ thảo được xưng danh với nhiều tên gọi mỹ miều như “vàng mềm Tây Tạng”, “biệt dược tiền tỷ”. Thảo dược này không chỉ quý hiếm mà còn cực kỳ đắt đỏ, thậm chí nhiều loại có giá trị kinh tế lên đến hàng tỷ đồng. Nhiều người băn khoăn không biết thực sự loại thảo dược này có thực sự quý giá và tốt như vậy không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nấm đông trùng hạ thảo, phân loại, những tác dụng, giá bán chính xác nhất cũng như những kiêng kỵ, lưu ý phải biết khi dùng.
Đông trùng hạ thảo là gì và những điều thú vị bạn nên biết
Rất nhiều người tò mò về tên gọi có phần kỳ lạ của loại đông dược quý hiếm này. Mọi người thắc mắc rằng, đông trùng hạ thảo khô là con gì hay đây là một loại cây?
Có thể nói, đây là một sản phẩm kỳ diệu của tạo hoá, của mẹ thiên nhiên vĩ đại.
- Tên: Đông trùng hạ thảo
- Các tên gọi khác: Nấm đông trùng hạ thảo, Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng, Đông trùng thảo
- Thuộc họ: Nhục toà khuẩn
Về bản chất, đây là một dạng ký sinh của loài nấm (tên Ophiocordyceps Sinensis, thuộc nhóm nấm Ascomycetes) sống trên cơ thể của ấu trùng bướm thuộc chi Thitarodes Viette, phổ biến nhất là ấu trùng sâu của loài Hepialus Armoricanus.
Dưới đây là những thông tin chi tiết và thú vị về loại đông dược này.
Sự hình thành kỳ diệu của đông trùng hạ thảo
Từ hàng ngàn năm về trước, ở vùng cao nguyên Tây Tạng có độ cao từ 3500 đến 5000m, người ta phát hiện ra một loại ấu trùng sâu non sinh sống ở trong lòng đất, dùng rễ cây để ăn và giữ ấm cơ thể.
Vào mùa đông, nấm sống ký sinh vào ấu trùng, phát triển các sợi bên trong để hút dưỡng chất của nó làm sâu non chết dần. Sự tồn tại này được gọi là đông trùng.
Đến những ngày mùa hạ ấm áp, nấm sống ký sinh sẽ mọc thân dài màu nâu từ đầu sâu non, vươn lên khỏi mặt đất như một cây thân thảo, do đó gọi là hạ thảo.
Từ đó hình thành nên đông trùng hạ thảo – một sự kết hợp hoàn hảo giữa động vật và thực vật có một không hai trong tự nhiên này.
Điều này cũng giải thích cho danh xưng “đông trùng hạ thảo” vang danh khắp thế giới ngày nay.
Đặc điểm của đông trùng hạ thảo
Nấm hạ thảo đông trùng có hình dạng rất đặc biệt, vừa mang hình dáng của một con sâu ở dưới vừa có nhiều bộ phận của cây thảo ở trên.
- Sâu và nấm mọc liền với nhau, dài khoảng 10 – 11cm, rộng chỉ 10mm.
- Thân (tức đầu sâu non) giống con tằm, dài khoảng 3 – 5cm, bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng sẫm. Ở thân có nhiều vân ngang, phần đầu nhỏ hơn màu nâu đỏ và có nhiều vằn khía rất rõ.
- Toàn thân có 8 cặp chân nhưng chỉ lộ rõ 4 cặp ở giữa bụng, rất dễ bị bẻ gãy, bên trong có ruột màu trắng hơi ngả vàng. Sau khi khô thân có màu vàng kim bắt mắt.
- Phần đệm nấm (khuẩn toạ) mọc thẳng đứng bên trên, có hình giống chiếc gậy, có màu nâu sẫm, vỏ xù xì có chứa hạt mang nang bào tử. Phần đầu phình to, dẻo và dai, khó gãy kể cả sau khi sấy khô.
Nhận biết và phân loại các loại đông trùng hạ thảo
Trên thế giới có tới 507 loại trùng thảo nhưng chỉ có duy nhất giống Cordyceps Sinensis được gọi là đông trùng hạ thảo, các loài còn lại chỉ là trùng thảo. Giống này cực kỳ hiếm, chỉ tìm thấy duy nhất ở vùng Na Khúc của Tây Tạng.
Với vô vàn tác dụng và giá trị kinh tế, cũng như khai thác đông dược quá khó khăn mà hiện nay nhiều nơi trên thế giới đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công trùng thảo nhân tạo từ ấu trùng hoặc các loại cơ chất như đậu xanh, gạo lứt, hạt bắp,…
Dựa vào nhiều yếu tố mà người ta chia đông trùng hạ thảo thành các loại khác nhau.
Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ:
- Đông trùng hạ thảo thiên nhiên: Hay còn gọi là đông trùng hạ thảo Tây Tạng, cực kỳ quý hiếm, có giá trị rất lớn.
- Trùng thảo nhân tạo: Được nhân giống nuôi trồng rộng rãi, được nuôi trên ấu trùng, vỏ đậu xanh, vỏ trắng, gạo lứt,…
Căn cứ vào chủng loại, chế phẩm:
- Trùng thảo được bào chế dạng nước uống
- Trùng thảo bào chế thành viên nang
- Trùng thảo bào chế dạng bột mịn
Ngoài ra trên thị trường còn có các chế phẩm khác như trà, rượu ngâm,… từ đông trùng hạ thảo.
Căn cứ vào trạng thái
- Dạng tươi: Có mùi thơm của nấm, hơi nồng, giữ nguyên hàm lượng dưỡng chất và không nhiệt phân sau khi khai thác.
- Dạng khô: Đã xử lý nhiệt phân, có mùi tanh nồng, bảo quản đúng cách sẽ giữ nguyên được hàm lượng dưỡng chất so với dạng tươi.
Quy trình thu hoạch và bào chế dược liệu
Đông trùng hạ thảo trong thiên nhiên chỉ thu hoạch được vào mùa hè, từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm, khi thân thảo vươn lên khỏi mặt đất. Loại thảo dược này được phát hiện và thu hoạch nhiều tại cao nguyên Tây Tạng, Tứ Xuyên, Vân Cam, Cam Túc của Trung Quốc. Ngoài ra, hiện nay nấm đông trùng hạ thảo được nuôi trồng nhân tạo theo quy mô lớn.
Để thu hoạch hạ thảo đông trùng trong thiên nhiên rất khó, ở những vùng núi cao trên 3500m so với mực nước biển, ở vùng núi cheo leo. Không chỉ thế còn rất hiếm nên có giá trị kinh tế rất lớn. Để sử dụng, người ta thu hoạch toàn bộ gồm cả khuẩn toạ, khuẩn ty và ấu trùng. Sau khi thu hoạch có thể dùng tươi, phơi sấy thành Đông trùng hạ thảo khô hoặc bào chế thành các chế phẩm khác như trà túi lọc, ngâm rượu, bào bột mịn, sản xuất dạng viên nang, nước uống,…
Những thành phần có trong con đông trùng hạ thảo
Là một loại dị thảo đặc biệt, chắc chắn rằng các nhà nghiên cứu khoa học không thể nào bỏ qua được loại đông dược này.
Các phân tích khoa học cho biết, trong hạ thảo đông trùng có tới 17 loại axit amin khác nhau, cùng với hàm lượng vitamin, nguyên tố vi lượng, D – mannitol dồi dào cực kỳ tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt thành phần acid cordiceptic, hydroxyethyl adenosine, adenosine và nhóm HEAA – rất khó tìm ở dược liệu tự nhiên đem lại nhiều tác dụng quý cho con người.
Thêm vào đó, trùng thảo có chứa nhiều loại vitamin khác nhau như B12, A, C, B2, E, K,… giúp tăng sức đề kháng, bồi bổ cơ thể, làm đẹp, sáng mắt, bổ máu huyết,…
Nghiên cứu còn cho thấy, thành phần chính chiếm tới 30% trong đông trùng là protein, chất béo 8% và đường manitol, cung cấp năng lượng, minh mẫn trí tuệ, an thần rất tốt.
Song song với đó, các tài liệu Đông y cũng nhận định đây là dược liệu cực kỳ quý giá, từ xa xưa chỉ dành cho vua chúa và bậc đế vương. Theo Đông y, vị thuốc này có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh Phế, Thận, có công dụng bổ thận, dưỡng phế, sinh tinh,…
Tác dụng của đông trùng hạ thảo, những điều làm nên biệt dược tiền tỷ
Nhắc đến con đông trùng hạ thảo khô, bên cạnh sự quý hiếm đắt giá của nó thì điều nhiều người quan tâm nhất chính là những công dụng của loài biệt dược tiền tỷ này.
Vậy đông trùng hạ thảo có tác dụng gì với sức khỏe và sắc đẹp con người?
- Bồi bổ cơ thể
Đông trùng hạ thảo khô có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào, giúp bồi bổ cơ thể luôn khỏe mạnh, chống suy nhược. Kết hợp với đó, thành phần axit amin kích thích sản sinh ATP và oxy cho sự phát triển của tế bào, kích thích trao đổi chất.
Nhờ đó, đây được đánh giá là “thuốc bổ” cho người già, người mới ốm dậy, người bị suy dinh dưỡng, gầy yếu, giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, hết mệt mỏi.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể tối đa
Một nghiên cứu năm 1996 chỉ ra rằng, trong dược liệu này có chứa Selen – một chất hiếm giúp ức chế hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Đồng thời, vitamin A, C tạo hàng rào chắn bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, virus tấn công cơ thể.
Do đó, người già, người bị có hệ miễn dịch suy giảm, người hay bị ốm nên dùng trùng thảo để cơ thể khoẻ mạnh, linh hoạt, da dẻ hồng hào, minh mẫn.
- Công dụng của đông trùng hạ thảo với tim mạch
Hoạt chất D-mannitol đem đến hiệu quả ổn định nhịp tim, tăng cường chức năng của hệ tim mạch, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, hạn chế nồng độ cholesterol trong máu, ngừa mỡ máu.
Ngoài ra còn có công dụng phòng ngừa bệnh đột quỵ, tắc nghẽn động mạch và viêm cơ tim.
- Điều hoà, làm giảm cholesterol trong máu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nấm đông trùng hạ thảo có hiệu quả trong việc điều hoà, ổn định cholesterol trong máu. Đồng thời giảm chất béo dư thừa, ngăn chặn xơ vữa động mạch, người bị béo phì và máu nhiễm mỡ nên dùng.
- Tác dụng của đông trùng hạ thảo với đường huyết
Một cuộc thử nghiệm cho thấy, có tới 90% bệnh nhân bị đái tháo đường cho kết quả tích cực sau khi sử dụng dược liệu này.
Hạ thảo đông trùng giúp hạ đường huyết, đưa chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn, bồi bổ cơ thể tích cực cho bệnh nhân tiểu đường.
- Cải thiện và phòng ngừa bệnh thận
Đây là một trong những đáp án cho câu hỏi đông trùng hạ thảo khô chữa bệnh gì. Dược liệu có tác dụng cải thiện, phục hồi và tăng cường chức năng của thận, thích hợp với người bị suy giảm chức năng thận, suy thận mãn tính, tổn thương thận, người hay tiểu đêm, bí tiểu, tiểu rắt,…
Ngoài ra, sử dụng biệt dược này còn giúp phòng ngừa các bệnh lý ở thận, ngăn ngừa hình thành sỏi thận, suy thận,…
- Tốt cho hệ hô hấp, đặc biệt là phổi
Các axit amin trong đông dược giúp tăng hiệu suất sự trao đổi oxy trong cơ thể, làm sạch phổi, cải thiện các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phế quản, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen suyễn,…
Đặc biệt với người thường xuyên sử dụng thuốc lá, thuốc lào gây tổn thương phổi thì nên dùng dược liệu này để làm sạch, tái tạo tế bào phổi và tăng cường chức năng cho phổi.
- Công dụng của đông trùng hạ thảo cực tốt với lá gan
Các nhà khoa học nhận định rằng, loại đông dược này rất quý cho sức khoẻ của lá gan của người.
Người mắc các bệnh lý ở gan như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan,… nên dùng để đào thải độc tố trong gan, tăng cường chức năng và hoạt động của gan.
- Thuốc bổ cho sinh lý nam giới
Đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng nồng độ 17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid, tăng cường sản sinh hormone nam giới, lưu thông khí huyết. Nhờ đó giúp cải thiện sinh lực nam giới, kích thích ham muốn tình dục, kéo dài thời gian cương dương, hỗ trợ chữa xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.
Ngoài ra dược liệu còn có tác động tích cực đến tinh trùng, giúp tăng số lượng và chất lượng của tinh trùng, hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn nam giới.
Chính vì thế, đàn ông bị thận hư yếu, yếu sinh lý thường săn lùng vị thuốc quý hiếm này để cải thiện đời sống chăn gối của mình.
- Điều hoà nội tiết tố ở phụ nữ
Không chỉ có tác dụng với sinh lý nam giới mà đông trùng hạ thảo còn đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sinh lý phụ nữ.
Dùng đông dược thường xuyên sẽ giúp điều hòa nội tiết tố, kích thích cơ thể sản sinh nội tiết tố nữ, giúp chuyện ấy trở nên hài hoà và thăng hoa.
Ngoài ra còn giải quyết các vấn đề do rối loạn nội tiết tố nữ gây ra như rụng tóc, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, bế kinh,… góp phần giảm nguy cơ hiếm muộn và vô sinh ở nữ.
- Đông trùng hạ thảo là thần dược dưỡng nhan
Tóc óng mượt, vóc dáng cân đối và làn da đẹp trẻ trung không tỳ vết là những điều tuyệt vời mà đông dược đem lại cho phụ nữ.
Các thành phần , saponin, axit nucleic, cordycepic acid, adenosine,.. giúp tăng tuần hoàn máu, làm đẹp da, hồng da và trẻ trung.
Kết hợp với hàm lượng vitamin đem đến hiệu quả chống lão hoá, giảm nám sạm da, tàn nhang, làm mờ nếp nhăn, da hồng hào trẻ trung.
Phụ nữ đặc biệt phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ tiền kinh nguyệt nên dùng để làm chậm quá trình lão hoá, lưu giữ nét đẹp thời xuân sắc.
- Bất ngờ công dụng phòng chống bệnh ung thư của đông dược
Khi nghiên cứu về đông dược, điều khiến các nhà khoa học bất ngờ và kinh ngạc hơn cả chính là tác dụng của nó với bệnh ung thư.
Dùng đông trùng hạ thảo thiên nhiên sẽ ức chế và làm chậm sự phát triển và nhân bản của tế bào ung thư, giảm kích thước của các khối u.
Đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết để tăng sức đề kháng và sức khỏe để chống chọi với quá trình điều trị gian khổ.
Các cách sử dụng đông trùng hạ thảo
Trên thị trường hiện nay có nhiều chế phẩm của hạ thảo đông trùng như dạng tươi, Đông trùng hạ thảo khô, trà túi lọc, rượu, viên nang, nước uống,…
Biệt dược này cực kỳ quý hiếm và đắt đỏ, có thể lên đến hàng chục triệu, trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng. Vậy làm thế nào để dùng biệt dược tiền tỷ này một cách tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất?
- Ăn sống trùng thảo tươi: Mỗi lần rửa sạch 3g với nước ấm và nhai sống.
- Pha trà đông trùng hạ thảo: Dùng loại túi lọc làm sẵn hoặc pha 5g trùng thảo tươi nguyên con và 3g nhân sâm hãm nước nóng 10 phút.
- Ngâm rượu đông trùng hạ thảo: Trùng thảo ngâm với nhung hươu, nhân sâm và rượu ngon trong 1 tháng thì có thể sử dụng (có thể hạ thổ để thơm ngon hơn).
- Làm đông trùng hạ thảo ngâm mật ong: Ngâm 100g trùng thảo với 0.5 lít mật ong nguyên chất trong 10 ngày, mỗi lần dùng 15 – 20ml.
- Các món ăn sử dụng trùng thảo: Tùy sở thích để nấu các món ăn và thả một vài sợi trùng thảo vào, có thể tham khảo món cháo đông trùng hạ thảo, cháo gà trùng thảo, sườn heo hầm trùng thảo, thịt chim câu hầm đông trùng, gà hầm,…
Trên đây là những cách dùng đông trùng hạ thảo tiện lợi trong cuộc sống hàng ngày. Vậy còn để chữa bệnh tật thì sử dụng như thế nào?
10+ bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ đông trùng hạ thảo khô
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng biệt dược quý hiếm này trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, đem lại hiệu quả rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh những cách dùng hàng ngày phía trên thì để chữa bệnh, bạn nên kết hợp với các dược liệu, vị thuốc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Bài thuốc 1 – Tăng cường lưu thông máu, chữa di tinh và liệt lương
- 100g thịt lợn nạc rửa sạch và thái thành lát, tẩm ướp gia vị vừa miệng.
- Ninh nhừ thịt lợn và 10g trùng thảo.
Mỗi ngày ăn 2 lần vào 2 bữa chính để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Bài thuốc 2 – Chữa tiểu đêm, tinh trùng loãng, hoạt tinh
- Chuẩn bị 500g thịt dê núi, 40g hoài sơn, 18g trùng thảo, 15g câu kỷ tử, 4 quả chà là cùng các gia vị hầm.
- Thịt dê rửa sạch, thái thành lát mỏng và chần qua nước sôi để khử mùi hôi.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập và hầm với lửa nhỏ trong khoảng 2 tiếng.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và ăn hết trong ngày.
Mỗi tuần nam giới nên ăn món dê hầm dược liệu 2 – 3 lần.
Bài thuốc 3 – Chữa di tinh, liệt dương, rối loạn cương dương
Đông y sử dụng bài thuốc sau để chữa các chứng xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, khó cương dương, kéo dài thời gian quan hệ và kích thích cảm hứng yêu mãnh liệt.
Cách làm như sau:
- Tán 6g đông trùng hạ thảo khô thành bột mịn.
- Sắc nước thuốc 12g hà thủ ô, 12g ba kích, 8g dâm dương hoắc với 1 lít nước và thu về 300ml.
- Hoà bột vào nước thuốc và chia uống 2 – 3 lần trong ngày.
Nam giới nên kiên trì sử dụng bài thuốc đều đặn trong 1 – 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc 4 – Bổ thận dưỡng âm và tăng cường khí huyết
- 500g cá nước ngọt, sơ chế sạch sẽ, ướp gia vị trong 10 phút.
- Các dược liệu gồm 5g trùng thảo, 10 quả táo đỏ đã bỏ hạt, vài lát gừng tươi.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi hấp cách thuỷ cho đến khi chín và thưởng thức.
Món ăn này rất tốt cho phụ nữ để cải thiện sinh lý, điều hoà nội tiết.
Bài thuốc 5 – Minh mẫn trí tuệ, hết mệt mỏi, bồi bổ cơ thể
- Sử dụng 100g sườn nạc heo, 12g mỗi loại nhân sâm, kỷ tử, đương quy và 9g trùng thảo.
- Sườn heo rửa sạch, trụng qua nước sôi một lần để khử hôi, tẩm ướp gia vị trong 10 phút.
- Hầm sườn cùng các dược liệu trong ít nhất 1 tiếng cho đến khi chín mềm.
Người bị suy nhược, ốm yếu, mệt mỏi dùng món ăn bổ dưỡng trên 2 – 3 lần mỗi tuần.
Bài thuốc 7 – Chữa động kinh, thần kinh yếu
- 1 cái óc lợn nhỏ sơ chế sạch sẽ, thêm 3g trùng thảo chưng cách thuỷ ở lửa nhỏ cho đến khi chín nhừ.
- Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và ăn ngay khi đói.
Bài thuốc 6 – Chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược
- Ngâm 30g trùng thảo trong 500ml rượu trắng 40 độ trong khoảng 1 tháng.
- Mỗi bữa ăn dùng 1 chén nhỏ khoảng 20ml.
Mỗi ngày chỉ uống 2 chén nhỏ để ngủ ngon, ăn ngon và giải tỏa căng thẳng.
Bài thuốc 7 – Chữa bệnh hen, khó thở
- Chuẩn bị 1 con vịt nhỏ, làm sạch lông, sơ chế sạch sẽ sau đó rạch ở vùng cổ.
- Nhồi 5 – 10 con trùng thảo vào cổ vịt, khâu kín lại.
- Thêm gia vị, rượu, giấm và hầm nhừ.
Bệnh nhân bị hen suyễn hoặc người đang bị suy nhược có thể ăn món ăn này khi đói.
Bài thuốc 8 – Chữa ho, viêm phế quản, hen suyễn
- 6g đông trùng khô tán thành bột mịn.
- 8g tang bạch bì, 6g khoản đông hoa, 3g cam thảo, 3g tiểu hồi đem sắc cùng 700ml đến khi cô đặc lại còn khoảng 200ml.
- Hoà bột thuốc vào nước sắc thuốc, chia thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.
Bài thuốc 9 – Chữa lao phổi, bổ phổi
- 100g thịt gà ta rửa sạch, ướp gia vị vừa miệng.
- Cho thịt gà thêm 15g trùng thảo, 15g sơn dược vào nồi hầm, đổ ngập nước hầm cho đến chín nhừ.
Món đông trùng hạ thảo khô này nên ăn khi còn nóng, bổ phổi và chữa bệnh lao phổi rất hay.
Bài thuốc 10 – Chữa đau lưng, mỏi gối, đau tay chân
- Nguyên liệu gồm 8 con chim cút và 8g đông trùng.
- Chim cút sơ chế sạch sẽ, mổ bụng. Mỗi con chim cút cho một sợi đông trùng vào bụng và khâu lại.
- Ninh chim cút với gia vị, muối trong 40 phút.
Chia món ăn thành nhiều phần và thưởng thức khi còn nóng.
Bài thuốc 11 – Hết đau dạ dày, bổ thận
- 1 con ba ba cắt tiết, sơ chế, bỏ đầu và chặt thành 4 phần, luộc chín tới.
- Cho ba ba và 10g trùng thảo, 10 quả đại táo, thêm gia vị gồm vài lát gừng, hành, tỏi băm nhuyễn và hấp cách thuỷ 2 tiếng.
Mỗi ngày ăn một con ba ba hầm khi còn nóng sẽ giảm đau dạ dày, hết các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hiệu quả.
Bài thuốc 12 – Chữa bệnh máu nhiễm mỡ, tỳ vị hư
- Chuẩn bị 100g gạo nếp ngon, 20g sơn dược, 20g hoàng kỳ và 3g đông trùng.
- Gạo nếp ngâm với nước trước khi nấu vài tiếng.
- Hoàng kỳ sắc thuốc sau đó chắt bỏ phần bã, chỉ lấy nước cốt.
- Cho sơn dược, trùng thảo và gạo nếp vào nước thuốc vừa thu được để nấu thành cháo chín nhừ.
Vào buổi sáng hoặc tối cho người bệnh ăn cháo nóng, dùng liên tục 1 – 2 tháng và tái khám.
Bài thuốc 13 – Cách dưỡng nhan trẻ hoá từ trùng thảo
Mỹ nữ thời xưa xem đông trùng hạ thảo là một thần dược dưỡng nhan, giúp da dẻ căng bóng mịn màng, giữ mãi nét đẹp không tuổi. Ngày nay, món ăn dưỡng nhan từ các vị thảo dược vẫn được phụ nữ tin dùng cho sắc đẹp.
Món gà ác hầm dược liệu là món ăn “khước lão” được sử dụng nhiều nhất:
- 1 con gà ác, 100g hồ đào, 30g táo đỏ, 5g trùng thảo, 4 lát gừng tươi.
- Gà ác làm sạch, sơ chế, hồ đào tách bỏ hạt.
- Cho tất cả nguyên liệu hầm cho đến khi chín, thêm gia vị cho vừa miệng và ăn ngay khi còn nóng.
Những thông tin cần biết khi sử dụng nấm đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một dược liệu cực kỳ quý hiếm nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Ngoài ra, cần có cách bảo quản và những lưu ý cần biết khi sử dụng để đảm bảo trùng thảo không bị biến chất và giữ nguyên vẹn được dược tính.
Đông trùng hạ thảo khô là biệt dược quý cho tất cả mọi người?
Hoàn toàn không đúng, hãy nhớ rằng mặc dù có vô vàn công dụng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng trùng thảo một cách tuỳ tiện.
Những đối tượng dưới đây không nên sử dụng trùng thảo:
- Phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú sữa mẹ thì không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến em bé. Bên cạnh đó, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên dùng.
- Trẻ nhỏ dưới 5 tháng tuổi không được dùng, trẻ dưới 2 tuổi cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.
- Bệnh nhân đang mắc các chứng bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, đa xơ cứng, thấp khớp, rối loạn đông máu không nên dùng.
- Mặc dù tốt cho người gầy gò, ốm yếu, suy nhược nhưng dược thảo này lại không nên dùng cho người chuẩn bị phẫu thuật hoặc vừa mới phẫu thuật xong, sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, mất máu.
Những tương tác có thể gặp khi dùng trùng thảo
Các chuyên gia cảnh báo rằng, trùng thảo có thể phát sinh tương tác với một số loại thuốc Tây y gồm có:
- Thuốc Cyclophosphamide (Cytoxan và Neosar)
- Một số thuốc có tác dụng làm giảm hệ miễn dịch như Simulect, Neoral, Sandimune, Zenapax, Imuran, Cellcept, Prograf,…
- Thuốc chống viêm và ức chế hệ miễn dịch Prednisone
Tốt nhất, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đang trong quá trình điều trị bệnh lý có sử dụng thuốc Tây mà muốn dùng trùng thảo kèm theo.
Những lưu ý cần biết khi chế biến và sử dụng trùng thảo
Trong quá trình chế biến con đông trùng hạ thảo để đảm bảo dược liệu không mất đi dược tính và bị biến đổi bạn cần lưu ý những điều sau:
- Cân đối liều lượng sử dụng, không dùng quá nhiều một lúc, không lạm dụng. Tuân thủ chặt chẽ liều lượng trong các bài thuốc để đảm bảo an toàn.
- Không chế biến ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu với lửa lớn, sẽ làm mất dưỡng chất, khoáng chất, vitamin. Các món cháo và hầm nên dùng lửa nhỏ liu riu và dùng hết cả cái và nước để hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất.
- Sắc thuốc bằng nồi kim loại có thể gây ra nhiều chất không tốt cho sức khoẻ, nên sắc bằng nồi đất hoặc ấm sứ.
- Trong thời gian sử dụng trùng thảo cần kiêng thực phẩm, món ăn, gia vị cay nóng.
Cách bảo quản trùng thảo đúng cách
Đông trùng hạ thảo rất đắt đỏ, nếu không bảo quản đúng cách sẽ khiến dưỡng chất trong nó bị biến chất hoặc hư hỏng rất lãng phí thiên dược này.
- Trùng thảo dạng tươi: Bảo quản trong túi đóng kín hoặc tốt nhất nên hút chân không sau đó để ở ngăn đá. Dược liệu tươi bảo quản ở tủ đá có thể dùng được hơn 1 tháng. Nếu không thể dùng hết trong 1 tháng có thể sấy khô, phơi nắng để bảo quản dễ hơn.
- Trùng thảo khô: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không gần nguồn nước, nếu bảo quản đúng cách có thể dùng trong 1 năm.
Liên hệ ngay với Huong247 để sở hữu sản phẩm thần dược cho sức khỏe – đông trùng hạ thảo khô này nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.